Hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận thợ hàn
1. Xác định phạm vi công việc cần kiểm tra
Lựa chọn loại vật liệu, phương pháp hàn, kiểu mối nối, vị trí hàn và chiều dày phù hợp với công việc thực tế.
2. Chọn tiêu chuẩn áp dụng để kiểm tra
Xác định tiêu chuẩn áp dụng như ASME Section IX, AWS D1.1 hoặc ISO 9606-1 tùy vào lĩnh vực (áp lực, kết cấu, quốc tế...).
3. Chuẩn bị mẫu thử kiểm tra tay nghề
Gia công mẫu thử theo yêu cầu: kiểu mối nối (butt, fillet), kích thước và vị trí hàn (1G, 2G, 3G, 6G...).
4. Cung cấp WPS cho thợ hàn trước khi thử
Thợ hàn phải hàn theo quy trình hàn (WPS) được duyệt, với thông số hàn cụ thể như dòng điện, điện áp, tốc độ...
5. Tiến hành kiểm tra tay nghề có giám sát
Thợ hàn thực hiện hàn mẫu dưới sự giám sát, đảm bảo tuân thủ đúng WPS mà không được vượt giới hạn các biến số.
6. Kiểm tra ngoại quan mối hàn (VT)
Đánh giá mối hàn bằng mắt thường để phát hiện các khuyết tật như cháy cạnh, chảy tràn, nứt bề mặt...
7. Thực hiện kiểm tra không phá hủy (NDT), nếu yêu cầu
Sử dụng phương pháp RT hoặc UT để kiểm tra các khuyết tật bên trong (nếu tiêu chuẩn hoặc khách hàng yêu cầu).
8. Thử nghiệm phá hủy (Destructive Testing), nếu yêu cầu
Thực hiện các bài thử: uốn, đứt gãy hoặc thô đại ... tùy theo tiêu chuẩn và loại liên kết được thử.
9. Đánh giá và xác nhận kết quả kiểm tra
Kết quả phải đạt yêu cầu theo tiêu chí chấp nhận của tiêu chuẩn áp dụng để được công nhận đạt tay nghề.
10. Cấp chứng chỉ tay nghề thợ hàn (WQTR)
Lập hồ sơ ghi nhận đầy đủ: các biến bắt buộc, phạm vi chấp nhận, mã số thợ, quy trình, vị trí, chiều dày được cấp chứng chỉ và ngày hiệu lực, ...
11. Theo dõi tính liên tục tay nghề của thợ hàn
Thợ phải hàn đúng quy trình ít nhất 1 lần trong 6 tháng để duy trì hiệu lực chứng chỉ theo ASME IX, AWS, ISO 9606-1
Comments
Post a Comment