Skip to main content

Giám sát hàn

(Hình ảnh chụp tại nhà máy CNI - Nhơn Trạch)
(Hình ảnh chụp tại nhà máy CNI - Nhơn Trạch)


I. NÊN HỌC CSWIP KHÔNG? BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Khi bắt đầu tìm hiểu về chứng chỉ CSWIP (Certification Scheme for Welding and Inspection Personnel), rất nhiều người đặt câu hỏi: "Tôi có nên học CSWIP không?" Câu trả lời không phụ thuộc vào xu hướng mà nằm ở định hướng nghề nghiệp, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế của chính bạn.

1. Đặt câu hỏi đúng để có quyết định đúng

  • Bạn đã từng làm công tác giám sát hàn chưa?

  • Bạn có kinh nghiệm thực tế về thi công, kiểm tra lắp dựng cơ khí?

  • Bạn có dự định theo đuổi nghề giám sát chất lượng lâu dài không?

Nếu câu trả lời là "chưa", tốt nhất bạn không nên học CSWIP ngay, vì đây là hướng đi chuyên biệt và cần sự chuẩn bị nghiêm túc. Thay vào đó, bạn nên tập trung tích lũy kinh nghiệm, tìm hiểu thêm về nghề nghiệp, mục tiêu và xác định rõ vai trò bạn muốn gắn bó trong ngành cơ khí và kiểm tra chất lượng.

2. Tránh học theo phong trào

Không phải ai có chứng chỉ CSWIP cũng sẽ có công việc "ngon", lương cao như lời đồn. Điều quyết định vẫn là khả năng thực hiện công việc thực tế, mức độ đáp ứng yêu cầu khách hàng, kỹ năng giao tiếp và năng lực kiểm soát chất lượng.

3. Khi nào nên học CSWIP?

  • Khi bạn đã có từ 2 năm kinh nghiệm làm việc trong môi trường cơ khí, kiểm tra, hàn.

  • Khi bạn đang làm việc tại vị trí QC, giám sát, NDT hoặc đã từng tham gia các dự án có kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt.

  • Khi bạn có kế hoạch rõ ràng và mong muốn phát triển sự nghiệp theo hướng giám sát kỹ thuật.

Ngược lại, nếu bạn đã làm QC, giám sát, thợ tay nghề cao hoặc đang làm trong môi trường có yêu cầu về chứng nhận, thì việc học là phù hợp.


II. NỘI DUNG KIẾN THỨC & KỸ NĂNG CẦN CÓ TRƯỚC KHI HỌC CSWIP

Để theo học và thi chứng chỉ CSWIP hiệu quả, người học cần trang bị đầy đủ nền tảng kiến thức kỹ thuật cũng như kỹ năng thực tế phù hợp với yêu cầu công việc giám sát hàn.

1. Kiến thức chuyên môn (Technical Knowledge)

  • Hiểu rõ các quá trình hàn phổ biến như SMAW, GTAW, FCAW, SAW…

  • Nắm vững lý thuyết về vật liệu hàn, liên kết hàn, quá trình tạo mối hàn.

  • Đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật, ký hiệu hàn theo tiêu chuẩn ISO, AWS.

  • Kiến thức về tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến kiểm tra, giám sát như ISO 5817, ISO 17637, ASME IX.

2. Kỹ năng và công cụ thực hành (Practical Skillset)

  • Sử dụng thành thạo dụng cụ đo kiểm: thước hàn, thước cặp, thước đo khe hở, thước đo góc, máy đo độ cứng, thiết bị đo chiều dày…

  • Viết báo cáo kiểm tra (visual, dimensional, NDT, NCR…), lập biên bản hiện trường.

  • Kỹ năng giao tiếp, phối hợp công việc giữa các bên: nhà thầu, giám sát, khách hàng.

  • Tư duy kiểm soát chất lượng và xử lý tình huống tại hiện trường.

3. Kinh nghiệm thực tế (Field Experience)

  • Tối thiểu 2 năm làm việc trong môi trường có hoạt động giám sát, kiểm tra hàn.

  • Đã từng tham gia các công đoạn kiểm tra chất lượng, xác nhận hồ sơ WPS, PQR, kiểm tra NDT hoặc visual inspection.

  • Có cơ hội tiếp cận tài liệu chất lượng (ITP, checklist, spec kỹ thuật…).

4. Nền tảng tiếng Anh kỹ thuật

  • Đọc hiểu tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh, tra từ chuyên ngành.

  • Ghi nhớ thuật ngữ, định nghĩa, biểu đồ kỹ thuật phổ biến.

Việc có được những kiến thức và kỹ năng này không chỉ giúp bạn thi đậu CSWIP mà còn bảo đảm bạn có thể ứng dụng hiệu quả trong công việc thực tế sau này.


III. CÁC CẤP ĐỘ CHỨNG NHẬN CSWIP

CSWIP được chia làm nhiều cấp độ, mỗi cấp độ phù hợp với một nhóm đối tượng khác nhau dựa trên kinh nghiệm và mục tiêu nghề nghiệp:

1. CSWIP Level 1 – Inspector Trainee

  • Dành cho thợ hàn, tổ trưởng hoặc giám sát thi công trực tiếp tại công trường.

  • Nội dung tập trung vào kỹ năng kiểm tra trực quan cơ bản (VT – Visual Testing).

  • Ít tổ chức tại Việt Nam do ít người học và yêu cầu dự án thường đòi hỏi Level 2 trở lên.

2. CSWIP Level 2 – Welding Inspector (3.1)

  • Phổ biến và được tổ chức thường xuyên tại Việt Nam.

  • Dành cho QC, giám sát hàn có kinh nghiệm làm việc thực tế.

  • Yêu cầu kiến thức vững chắc về hàn, đọc bản vẽ, tiêu chuẩn, quy trình WPS và đánh giá khuyết tật.

  • Nếu học nghiêm túc, có người hướng dẫn và phân bổ thời gian hợp lý, tỷ lệ đậu khá cao.

3. CSWIP Level 3 – Senior Welding Inspector (3.2)

  • Dành cho người đã có chứng chỉ 3.1 và sắp hết hạn (10 năm) hoặc muốn nâng cao năng lực.

  • Nội dung khó hơn nhiều do có phần đánh giá tình huống, cần vốn tiếng Anh chuyên ngành tốt.

  • Ít khóa được mở tại Việt Nam trong năm, đòi hỏi học viên có sự chuẩn bị kỹ càng về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế.

Lưu ý: Việc lựa chọn cấp độ phù hợp không chỉ dựa vào bằng cấp, mà còn dựa vào vị trí công việc bạn đang đảm nhiệm, yêu cầu dự án và định hướng phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Level 1: Chủ yếu học trực quan, phù hợp với thợ hàn, tổ trưởng. Ít tổ chức tại VN.

Level 2: Phổ biến nhất tại Việt Nam. Dành cho QC, supervisor đã có kinh nghiệm. Khó hơn Level 1.

Level 3: Dành cho người có 3.1 sắp hết hạn. Cần tiếng Anh tốt và kỹ năng phân tích tình huống.


IV. QUY TRÌNH HỌC – THI – ĐẠT CHỨNG CHỈ

Quá trình đạt được chứng chỉ CSWIP không chỉ gói gọn trong việc đi học và thi, mà cần một lộ trình rõ ràng gồm 3 giai đoạn quan trọng:

1. Bước chuẩn bị: Kiến thức và kinh nghiệm thực tế

  • Tích lũy tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hàn hoặc kiểm tra chất lượng.

  • Tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn kỹ thuật, loại mối hàn, phương pháp kiểm tra và cách đánh giá khuyết tật.

2. Bước thực hiện: Học – Ôn – Thi

  • Lựa chọn đơn vị tổ chức đào tạo uy tín như Tiên Phong (TWI).

  • Tham gia đầy đủ các buổi học chính thức và ôn luyện theo giáo trình chuẩn của CSWIP.

  • Tự học đều đặn ít nhất 2–3 giờ mỗi ngày trong 2–3 tháng trước khi thi.

  • Thực hành làm đề thi mẫu, trả lời câu hỏi tình huống, và học cách đọc ISO 17637.

3. Bước kết quả: Nhận chứng chỉ – Ứng dụng vào công việc

  • Sau khi thi đậu, bạn sẽ nhận chứng chỉ CSWIP có hiệu lực 5 năm.

  • Chứng chỉ giúp bạn nâng cao uy tín nghề nghiệp, mở rộng cơ hội việc làm trong và ngoài nước.

Lưu ý: Giai đoạn chuẩn bị là khó nhất vì cần đầu tư thời gian, công sức và cả chi phí. Tuy nhiên, nếu có mục tiêu rõ ràng và kế hoạch cụ thể, bạn hoàn toàn có thể đạt được chứng chỉ ngay trong lần thi đầu tiên.

Bước 2: Đăng ký học – ôn luyện – tham gia thi.

Bước 3: Nhận chứng chỉ. Chuẩn bị ít nhất 2–3 tháng để ôn luyện hiệu quả.


V. HỌC PHÍ – ĐẠI LÝ – TÀI LIỆU – PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC

1. Học phí và chi phí dự kiến

  • Mức học phí khóa CSWIP 3.1 đã thay đổi, liên hệ với đơn vị tổ chức để biết chi tiết.

  • Bạn cần đóng trước 20% học phí (khoảng 8–10 triệu VNĐ) để giữ chỗ và nhận tài liệu học.

  • Cần chuẩn bị thêm chi phí đi lại, lưu trú (nếu học tại Vũng Tàu), thời gian học chính thức kéo dài 6 ngày full-time.

  • Các thông tin trên có thể thay đổi tùy vào chính sách của đơn vị.

2. Đại lý & trung tâm đào tạo

  • CSWIP: Đại diện chính thức tại Việt Nam là Công ty Tiên Phong (http://tienphongstp.com/) – tổ chức các khóa học CSWIP tại Vũng Tàu.

  • CWI (AWS): Các đơn vị như CIMA và CTWell hỗ trợ đào tạo và tổ chức thi.

3. Tài liệu học

  • Sau khi đóng cọc học phí, học viên được nhận bộ tài liệu chính thức "CSWIP Note Book".

  • Nên học từ bản gốc (tiếng Anh), tránh dùng tài liệu cắt xén hoặc dịch sai.

  • Sách có sơ đồ minh họa, bảng tổng hợp, câu hỏi mẫu sau mỗi chương.

4. Phương pháp tự học hiệu quả

  • Học từ chương đầu tiên, không nên bỏ qua phần định nghĩa, ký hiệu và yêu cầu tổng quát.

  • Đọc sách ít nhất 3–5 lần, mỗi lần nên tập trung ghi chú – tóm tắt – đánh dấu từ khóa.

  • Học kết hợp giữa ghi nhớ và thực hành câu hỏi mẫu.

  • Tham gia nhóm luyện thi (Telegram, Zalo...) để trao đổi và củng cố kiến thức.

  • Nếu tiếng Anh yếu, nên dịch lại từng mục quan trọng để tăng khả năng hiểu và nhớ lâu.

Việc đầu tư học phí là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là đầu tư thời gian và sự nghiêm túc để biến chứng chỉ thành giá trị thật trong nghề nghiệp.


VI. PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC & ÔN LUYỆN

Tự học là yếu tố quyết định đến sự thành công khi theo đuổi chứng chỉ CSWIP. Nếu không có sự chủ động và nỗ lực cá nhân, việc theo kịp chương trình đào tạo và vượt qua kỳ thi sẽ rất khó khăn.

1. Phương pháp tự học hiệu quả

  • Học mỗi ngày từ 2–3 giờ, vào buổi sáng sớm hoặc tối yên tĩnh.

  • Ghi chú lại những điểm quan trọng, đặc biệt là các định nghĩa, ký hiệu, và nguyên tắc kiểm tra.

  • Đọc to các thuật ngữ tiếng Anh để luyện phát âm và nhớ lâu.

  • Nên viết lại các biểu đồ, giản đồ, quy trình kiểm tra bằng tay nhiều lần.

2. Làm câu hỏi ôn tập

  • Sau mỗi chương học, trả lời các câu hỏi mẫu phía cuối sách.

  • Tuyệt đối không nên xem đáp án trước, hãy trả lời theo hiểu biết cá nhân, sau đó đối chiếu.

  • Ghi lại những câu sai để ôn lại sau.

3. Tinh thần học hỏi

  • Trao đổi với bạn học hoặc trong nhóm học trực tuyến nếu có điểm chưa hiểu.

  • Không nên đặt câu hỏi một cách hời hợt. Trước khi hỏi, hãy nêu rõ quan điểm và ý hiểu của bản thân.

  • Tránh học vẹt, cần hiểu bản chất của quá trình kiểm tra, tiêu chuẩn, và khuyết tật.

4. Tập trung ôn luyện trong 3–5 tháng

  • Nên có kế hoạch ôn luyện tối thiểu 3 tháng, lý tưởng là 4–5 tháng.

  • Học đều các môn, không tập trung vào một nội dung duy nhất.

  • Mục tiêu là đạt tối thiểu 70% mỗi bài, không cần phải 100% vì điểm số không thể hiện trên chứng chỉ.

5. Lưu ý khi học tiếng Anh

  • Vừa học, vừa dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt để tăng khả năng hiểu.

  • Ghi âm, đọc lại các phần khó nhớ.

  • Tra từ mới và ghi chú phát âm để đọc lại cho trôi chảy.

Tóm lại, việc tự học là cốt lõi và phản ánh sự cam kết thật sự của bạn với nghề. Những ai vượt qua được giai đoạn này sẽ có cơ hội rất cao để thi đậu và phát triển nghề nghiệp bền vững.



VII. CHUẨN BỊ CHO NGÀY THI

1. Tinh thần và thể lực

  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya trước ngày thi.

  • Ăn uống đủ chất, uống nước đều, tránh cà phê quá nhiều nếu không quen.

  • Giữ tinh thần bình tĩnh, tự tin, chuẩn bị như ngày làm việc quan trọng.

2. Công việc và gia đình

  • Bàn giao công việc cho người khác trước kỳ thi ít nhất 3 ngày.

  • Thống nhất với gia đình để không bị làm phiền khi thi (đặc biệt với người đã có gia đình, con nhỏ).

  • Tắt điện thoại hoặc để chế độ im lặng trong thời gian học và thi.

3. Tác phong thi cử và thái độ chuyên nghiệp

  • Có mặt đúng giờ, mang theo đầy đủ dụng cụ (thước, bút chì, máy tính cầm tay nếu cho phép).

  • Tuyệt đối không nên mang tài liệu, điện thoại vào phòng thi.

  • Tập trung vào bài thi của mình, không hỏi bài, không giúp đỡ bạn trong lúc làm bài.

  • Tránh ra vào phòng thi nhiều lần. Nếu có lý do chính đáng (vệ sinh), hãy báo giám thị.

4. Kỹ thuật làm bài

  • Đọc kỹ câu hỏi trước khi chọn đáp án.

  • Nếu không chắc chắn, dùng phương pháp loại trừ để thu hẹp phương án.

  • Đánh dấu lại các câu chưa chắc để quay lại sau.

  • Kiểm tra kỹ tất cả câu trước khi nộp bài.

5. Một số điểm cần ghi nhớ trước khi thi

  • Nắm vững cấu trúc đề thi, định dạng câu hỏi, thời gian làm bài từng phần.

  • Hiểu rõ phân biệt khuyết tật như: Undercut vs. Lack of Fusion, Porosity vs. Slag Inclusion…

  • Hiểu rõ cách đọc biểu mẫu kiểm tra theo ISO 17637 và cách điền các thông số kỹ thuật.

Kỳ thi không quá khó nếu bạn đã chuẩn bị tốt. Hãy giữ sự tự tin, điềm tĩnh và thể hiện đúng năng lực của bạn.



VIII. SAU KHI ĐẠT CHỨNG CHỈ – CHUẨN BỊ FREELANCER

Sau khi đạt được chứng chỉ CSWIP, nhiều người lựa chọn theo đuổi con đường làm việc tự do (freelancer) hoặc làm đại diện kỹ thuật cho khách hàng. Để làm tốt vai trò này, bạn cần có sự chuẩn bị bài bản về hồ sơ, kỹ năng giao tiếp, công cụ làm việc và năng lực quản lý công việc độc lập.

1. Hồ sơ năng lực cá nhân

  • CV chuyên nghiệp: ngắn gọn, dạng keyword, liệt kê tên dự án và vai trò rõ ràng.

  • Tài liệu chứng chỉ: scan rõ ràng các chứng chỉ CSWIP, NDT, ISO, và đính kèm khi gửi hồ sơ.

  • Chữ ký điện tử: chuẩn định dạng PNG trong email, file báo cáo, tài liệu PDF.

2. Kênh liên lạc & thương hiệu cá nhân

  • Email: nên có tên miền riêng (VD: yourname@domain.com) để tăng độ tin cậy.

  • LinkedIn: xây dựng thương hiệu cá nhân, chia sẻ kiến thức, hình ảnh công việc thực tế.

  • Namecard: in rõ ràng, thông tin đầy đủ, tiện cho việc giới thiệu nhanh với khách hàng.

3. Tài khoản và thanh toán quốc tế

  • Mở tài khoản USD, đăng ký SWIFT Code để nhận thanh toán quốc tế.

  • Kiểm tra kỹ thông tin cá nhân, tránh sai sót khi nhận tiền.

4. Công cụ làm việc hiệu quả

  • Laptop cấu hình ổn: đủ để chạy các phần mềm MS Office, đọc 3D models, video call.

  • Microsoft 365: nên dùng bản quyền để làm báo cáo, lưu trữ dữ liệu an toàn qua OneDrive.

  • Canva: tạo các báo cáo hình ảnh chuyên nghiệp, infographic kỹ thuật.

  • PDF Editor: Foxit Edit hoặc Adobe Pro để ký file, gom tài liệu.

  • Phần mềm hỗ trợ khác: Screenpresso (chú thích hình ảnh), 3D viewer (Navisworks, DWG viewer)…

5. Kỹ năng giao tiếp và báo cáo

  • Biết cách viết flash report, visit report, weekly report, NCR, theo format khách hàng.

  • Giao tiếp bằng email rõ ràng, chuyên nghiệp.

  • Thể hiện rõ vấn đề, nêu giải pháp khắc phục và cam kết tiến độ xử lý.

6. Báo giá và thương lượng hợp đồng

  • Có sẵn template báo giá, invoice, timesheet, chuẩn bị hợp đồng dạng B2B.

  • Linh hoạt điều chỉnh giá theo khu vực, quy mô công việc và thời gian cam kết.

  • Ưu tiên thương lượng qua WhatsApp hoặc Zalo trước khi chốt qua email chính thức.

7. Duy trì phát triển kỹ năng

  • Luôn cập nhật tiêu chuẩn mới, template báo cáo và các mẫu đánh giá khách hàng.

  • Tham gia cộng đồng để nhận chia sẻ và cơ hội dự án mới.

  • Đọc tài liệu kỹ thuật (specifications), nâng cao tiếng Anh chuyên ngành.

Làm freelancer là một hành trình vừa chủ động, vừa nhiều thử thách. Nhưng nếu bạn chuẩn bị đầy đủ, chứng chỉ CSWIP sẽ trở thành một công cụ mạnh mẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp quốc tế.


IX. TỔNG KẾT & ĐỊNH HƯỚNG LÂU DÀI SAU KHI ĐẠT CHỨNG CHỈ CSWIP

✅ 1. Chứng chỉ chỉ là bước khởi đầu

  • CSWIP không phải là mục tiêu cuối cùng, mà là công cụ để bạn khẳng định và nâng cao giá trị cá nhân trong lĩnh vực kiểm tra và giám sát hàn.

  • Việc bạn sử dụng chứng chỉ như thế nào sẽ quyết định sự phát triển nghề nghiệp lâu dài của bạn.

🎯 2. Xây dựng thương hiệu cá nhân chuyên nghiệp

  • Cập nhật thường xuyên hồ sơ năng lực (CV), tài khoản mạng xã hội (LinkedIn, Zalo, Email), và portfolio cá nhân.

  • Chia sẻ các bài học kinh nghiệm, case study, hình ảnh từ công trường để thể hiện giá trị thật sự bạn mang lại.

🧭 3. Mở rộng mạng lưới – Tạo cơ hội bền vững

  • Giữ liên lạc với khách hàng, đối tác đã làm việc qua các kênh chuyên nghiệp.

  • Tham gia các cộng đồng nghề nghiệp trong và ngoài nước để học hỏi, kết nối, và mở rộng cơ hội làm việc quốc tế.

📚 4. Duy trì học tập & Nâng cao trình độ

  • Ôn tập tài liệu CSWIP định kỳ để giữ vững nền tảng kiến thức.

  • Xem xét học các chứng chỉ nâng cao như: CSWIP 3.2, PCN Level 2/3, API 510/570/653, ISO 9712.

  • Luôn cập nhật các tiêu chuẩn và tài liệu mới từ ISO, AWS, ASME, API,... để theo kịp xu hướng ngành.

🛠 5. Tư duy dài hạn và hành động đều đặn

  • Lập kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng trong 1–3 năm tới: bạn muốn làm gì, làm ở đâu, cùng ai.

  • Tự đánh giá định kỳ và chủ động nâng cấp kỹ năng qua từng dự án.

  • Lưu lại nhật ký học tập và những bài học từ thực tiễn để cải thiện bản thân và chia sẻ lại.

🤝 6. Cho đi để nhận lại

  • Hướng dẫn và đồng hành cùng những người mới học CSWIP, chia sẻ kinh nghiệm thi và làm việc.

  • Trở thành cầu nối và người dẫn đường đáng tin cậy trong cộng đồng giám sát hàn.

  • Sự đóng góp của bạn cho cộng đồng cũng là nền tảng để xây dựng uy tín cá nhân và phát triển mạng lưới chuyên nghiệp lâu dài.

“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau.” – Thành công không đến từ sự đơn độc, mà từ sự chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau.



 

 

 

Comments

Popular Posts

Lưu ý thành viên Telegram

QUAN TRỌNG !!! 1. Tất cả thành viên tham gia phải đúng tên và đầy đủ tên thật khi tham gia nhóm. 2. Thành viên vị phạm sẽ bị loại mà không thông báo trước. 3. Những thành viên bị loại, vui lòng xóa tài khoản và tạo tài khoản mới để tham gia lại. 4. Thành viên loại, Admin không hỗ trợ quay lại nhóm. 5. Link tham gia:  https://t.me/+dUB42hQsIn5iMGFl  . Thân Biên ND  Telegram user: @biennd

Standard for Welding Inspector / Welding Engineer

WB-001  - EN 1090 & ISO 3834  -  Code Books BS EN 1090-1 - 2009+A1-2011 BS EN 1090-2 2018 ISO 3834-1-2021 ISO 3834-2-2021 ISO 3834-3-2021 ISO 3834-4-2021 ISO 3834-5-2021 WB-002 - EWF/IIW Diploma – Design and Construction / EWF/IIW Diploma – Fabrication and Application TWI - IWE DAC2 course notes TWI - IWE FAA2 Course Notes TWI - IWE MAB2 course notes TWI - IWE WPE2 course notes WB-006 ~ WB-009 - IWE 2018 IWE 2018 – Module 1 IWE 2018 – Module 2 IWE 2018 – Module 3 IWE 2018 – Module 4 WB-010 EN-ISO Welding Procedure  -  Code Books ISO 15607 2019 ISO 15608 2013 ISO 15609-1 2019 ISO 15610 2003 ISO 15611 2019 ISO 15612 2018 ISO 15613 2004 ISO 15614-1 2017 EN 1011-2_2001 EN 1011-3 2003 ISO 2553 2019 ISO 4063 - 2009 ISO 6947 2011 ISO 14175 2014 ISO TR 17671-1-2 ISO 17659 2005 ISO-9692-1 2013 ISO-9692-2 1998 ISO-9692-3 2002 ISO 9606-1 2017 ISO 14732 2013 WB-011 - EN-ISO Inspection  -...

CSWIP 3.1 Notes

1. Misunderstanding the questions and negative sentences Most CSWIP questions are prepared with using the negative words such as  not, unlikely, unsuitable, most.  These questions may reduce our score if you are inadequately understood; it is one of important point which may cause of failure. So, I recommend a best way to answer more questions and read carefully study book, and then summaries in chart of your understanding. Below examples are listed some question related the negative sentences: Q_1.1 Which of the following would be most  unlikely  to be found in a butt welded butt joint using conventional radiographic method of NDT? Answer: A “U” preparation, if any lack of sidewall fusion imperfection due to its indication may parallel with the beam. Q_1.2 Which of the following defects is  unlikely  to be found by visual inspection? Answer: Linear misalignment, undercut, overlap: an external imperfection and can check during visual inspection, Slag inclus...

AWS - Fillet weld sketch

Updated: 30-Dec-2023 Order pWPS/WPS/WQT form at  https://shop.duybien.com/ 

Preheat calculation

 [1] Heat Input - Welding process denoted number 111, 121, 126, … according to BS EN ISO 4063:2010 shall be applied k-factor (EN 1011-1). AWS/ASME - welding processes will multiple constant k-factor (k=1). [2] Preheat - Preheat determination based on base material CET and according to Annex C of EN 1011-2:2001 (See C.3.2.1). [3] Cooling time t8/5 - calculation of cooling time t800/500 according to Annex D of EN 1011-2:2001 (See D.6). [4] Input your data into the YELOW cell. --> Download free at here .

Pre-Course CSWIP 3.1

Mục đích: Hỗ trợ ôn lại kiến thức cơ bản, chuẩn bị trước khóa học CSWIP 3.1 qua việc đọc tài liệu theo các mục cố định, soạn keynote, và tham gia buổi chia sẻ online. Weekly Sections (Tuần tự ôn lại theo chương) Typical Duties of Welding Inspectors Terms and Definitions Welding Imperfections and Materials Inspection Destructive Testing Non-destructive Testing WPS/Welder Qualifications Materials Inspection Codes and Standards Welding Symbols Introduction to Welding Processes Manual Metal Arc (MMA) Tungsten Inert Gas (TIG) Metal Inert/Active Gas (MIG/MAG) Submerged Arc Welding (SAW) Thermal Cutting Processes Welding Consumables Weldability of Steels Weld Repairs Residual Stresses and Distortions Heat Treatment Hướng dẫn tự học mỗi tuần: Đọc kỹ lường: 2 ~ 3 lần/chương Ghi chúc Keynote riêng hoặc vẽ mindmap tắt tần tật các chân lý Soạn câu hỏi tham khảo mỗi phần để kiểm tra Trả lời và đối chiếu đḟt nội dung sác...