Hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận thợ hàn 1. Xác định phạm vi công việc cần kiểm tra Lựa chọn loại vật liệu, phương pháp hàn, kiểu mối nối, vị trí hàn và chiều dày phù hợp với công việc thực tế. 2. Chọn tiêu chuẩn áp dụng để kiểm tra Xác định tiêu chuẩn áp dụng như ASME Section IX, AWS D1.1 hoặc ISO 9606-1 tùy vào lĩnh vực (áp lực, kết cấu, quốc tế...). 3. Chuẩn bị mẫu thử kiểm tra tay nghề Gia công mẫu thử theo yêu cầu: kiểu mối nối (butt, fillet), kích thước và vị trí hàn (1G, 2G, 3G, 6G...). 4. Cung cấp WPS cho thợ hàn trước khi thử Thợ hàn phải hàn theo quy trình hàn (WPS) được duyệt, với thông số hàn cụ thể như dòng điện, điện áp, tốc độ... 5. Tiến hành kiểm tra tay nghề có giám sát Thợ hàn thực hiện hàn mẫu dưới sự giám sát, đảm bảo tuân thủ đúng WPS mà không được vượt giới hạn các biến số. 6. Kiểm tra ngoại quan mối hàn (VT) Đánh giá mối hàn bằng mắt thường để phát hiện các khuyết tật như cháy cạnh, chảy tràn, nứt bề mặt... 7. Thực hiện kiểm tra không phá hủy (NDT), ...
Hướng Dẫn Xây Dựng Quy Trình Hàn (WPS) 1. Xem kỹ hồ sơ WPQR đã được phê duyệt Xem lại toàn bộ thông số hàn đã sử dụng trong thử nghiệm, bao gồm vật liệu, dòng điện, điện áp, vị trí, chiều dày... 2. Xác định các biến số thiết yếu (Essential Variables) Các biến số bắt buộc phải giữ nguyên trong sản xuất để đảm bảo tính hợp lệ theo tiêu chuẩn (phương pháp hàn, vật liệu, khí bảo vệ...) 3. Bổ sung các biến số va đập nếu có yêu cầu toughness Nếu yêu cầu thử va đập (CVN), cần xác định thêm các biến phụ như nhiệt độ tối thiểu, khoảng nhiệt đầu vào, interpass... 4. Ghi nhận các biến không thiết yếu (Non-essential Variables) Biến không thiết yếu có thể điều chỉnh (kỹ thuật thao tác, trình tự lớp hàn...), miễn không ảnh hưởng đến chất lượng hàn. 5. Soạn thảo WPS theo mẫu chuẩn Sử dụng biểu mẫu chuẩn (ASME QW-482 hoặc ISO 15609-1), điền đầy đủ thông số kỹ thuật phù hợp với WPQR. Phương pháp hàn (SMAW, GTAW, FCAW, SAW, GMAW...) Loại và kích thước mối hàn (butt, fillet, groove; chiều dày vật...