Ưu điểm của quá trình hàn TIG (TIG – Tungsten Inert Gas)
-
Không bắn tóe kim loại hàn, rất phù hợp với các ứng dụng yêu cầu độ sạch cao (ví dụ: hệ thống ống dẫn cho ngành thực phẩm, đồ uống, sản xuất chất bán dẫn, v.v.). Giải thích: Không tạo xỉ và bắn tóe như hàn que hay hàn CO2, thích hợp môi trường yêu cầu vệ sinh nghiêm ngặt.
-
Thợ hàn có tay nghề cao có thể tránh khuyết tật, đạt độ ngấu tốt, tạo ra mối hàn chất lượng cao. Giải thích: Thợ hàn TIG phải có khả năng kiểm soát tốt quá trình hồ quang.
-
Có thể kiểm soát các thông số hàn, đặc biệt hiệu quả trong việc thực hiện các lớp hàn lót để hàn tiếp các quá trình khác. Giải thích: Có thể điều chỉnh riêng dòng điện, tốc độ cấp que, tốc độ di chuyển... để đảm bảo chất lượng đồng đều.
-
Có thể dùng hoặc không dùng vật liệu bù (filler), do đó có thể hàn hầu hết các kim loại hàn được, kể cả kim loại khác loại (dissimilar). Đặc biệt hiệu quả với các kim loại phản ứng như nhôm, magie, titan, zirconi. Giải thích: Hàn TIG là lựa chọn hàng đầu với các kim loại khó hàn như titan hoặc nhôm.
-
Nguồn nhiệt đầu vào và kim loại vù được kiểm soát, giúp hàn tấm mỏng dễ dàng. Giải thích: Hàn TIG đặc biệt tốt cho vật liệu mỏng.
-
Với kim loại mỏng, không cần kim loại bù cũng có thể hàn tốc độ cao. Giải thích: Hàn chảy (autogenous welding) áp dụng cho mối nối ghép mép tấm mỏng.
-
Lượng hydro khuếch tán thấp, giảm nguy cơ nứt nguội trong thép đen. Giải thích: Hàn TIG sử dụng khí bảo vệ, không có dòng chảy kim loại lớn, nên lượng hydro rất thấp, không sử dụng thuốc hỗ trợ.
Nhược điểm của quá trình hàn TIG
-
Tốc độ đắp thấp hơn nhiều so với các phương pháp hàn hồ quang khác. Giải thích: Hàn TIG chậm do cần thao tác tinh tế và lượng kim loại đắp thấp, hệ số nhiệt ảnh cấp vào k=0.6 thấp hơn nhiều so với hàn điện (MMA), k=0.8, và hàn hồ quang chìm (SAW), k=1.0.
-
Yêu cầu kỹ năng cao hơn, đòi hỏi sự phối hợp tay mắt tốt hơn so với hàn MIG/MAG hoặc hàn que (MMA). Giải thích: Người thợ phải đồng thời điều khiển cả mỏ hàn và que đắp trong lúc hàn.
-
Kém kinh tế hơn so với hàn MIG/MAG hoặc MMA khi hàn vật liệu dày > 10 mm. Giải thích: Tốc độ chậm, chi phí vận hành cao, không phù hợp sản xuất hàng loạt cho chi tiết dày.
-
Khó bảo vệ hoàn toàn vùng hàn trong môi trường có gió, nên không thích hợp cho hàn ngoài trời hoặc công trình. Giải thích: Gió làm ảnh hưởng đến khí bảo vệ vùng hàn, làm mối hàn bị oxy hóa hoặc nhiễm bẩn --> gây rỗ khí.
-
Có thể gây ngậm volfram. Giải thích: Đây là khuyết tật nghiêm trọng trong mối hàn vì nhiệt lượng đưa vào mối hàn lớn với tốc độ di chuyển chậm, hoặc dòng điện hàn quá cao, ...
-
Không có tác dụng làm sạch, nên mối hàn dễ bị ảnh hưởng nếu có tạp chất trên kim loại cơ bản hoặc que đắp. Giải thích: Hàn TIG sử dụng điện cực AC có tác dụng làm sạch tốt hơn hàn DCEN. Nếu sử dụng DCEP làm nguy cơ ngậm volfram do nhiệt tập trung 70% phía điện cực.
Comments
Post a Comment